Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Học tiếng Nhật để đi du học



Học tiếng Nhật để đi du học
Xu hướng đi du học hiện nay đang rất phát triển, đặc biệt là du học Nhật Bản. Số lượng học sinh Việt Nam nộp đơn xin visa đi du học Nhật Bản mỗi năm lên đến hàng nghìn học sinh. Có lẽ nhu cầu đi du học Nhật bản tăng cao là do Nhật Bản là một cường quốc kinh tế trên thế giới, hơn nữa cùng thuộc Châu Á như Việt Nam chúng ta.

Chính vì vậy mà nhu cầu học tiếng Nhật đang ngày càng một tăng lên, bởi vì để có thể đi du học Nhật Bản thì yêu cầu đầu tiên đối với học sinh là phải biết giao tiếp bằng tiếng Nhật. Tiếng Nhật không phải là ngoại ngữ được học phổ biến ở Việt Nam nên khi mới tiếp cận cảm thấy khó hơn tiếng Anh rất nhiều.

Để đáp ứng nhu cầu của các em học sinh quan tâm đến tiếng Nhật, chúng tôi sẽ có một loạt bài viết giới thiệu về thứ ngôn ngữ tượng hình này. Trong bài đầu tiên, chúng tôi xin giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Nhật.

Tiếng Nhật gồm bốn loại chữ cơ bản: chữ Hiragana (còn gọi là chữ mềm), chữ Katakana (còn gọi là chữ cứng), chữ Hán và chữ Latinh. Chữ Hán được du nhập từ Trung Quốc sang, chiếm 70% trong tiếng Nhật. Như ở trên chúng tôi đã giới thiệu, tiếng Nhật là ngôn ngữ tượng hình, rất khác biệt với tiếng Việt nên việc học tiếng Nhật không phải là dễ. Để học tốt môn tiếng Nhật, ngoài năng khiếu học ngoại ngữ thì sự chăm chỉ cũng rất quan trọng.

Việc học tiếng Nhật đầu tiên là chúng ta phải học bảng chữ cái: đó là bảng chữ Hiragana và Katakana. Mỗi bảng chữ cái gồm chữ đơn và chữ ghép, tất cả là 103 chữ cái. Chỉ tính riêng hai bảng chữ cái cũng đã là 206 chữ. Để học thuộc 2 bảng chữ cái này cũng không đơn giản nên nếu học sinh không chăm chỉ và kiên trì thì không thể học được tiếng Nhật. Chúng tôi còn nhớ, khi dạy học sinh bảng chữ cái, các em hỏi chúng tôi:”Cô giáo ơi, làm thế nào để có thể nhanh thuộc chữ cái?

Em học mãi mà chẳng thuộc gì cả”. Chúng tôi trả lời:”Em hãy viết những chữ đó ra giấy nhiều lần, em viết xuôi rồi viết ngược, viết chữ đơn rồi viết chữ ghép, đọc một chữ bất kỳ rồi viết ra giấy cứ thế em sẽ thuộc rất nhanh”. Quả vậy, việc học chữ cái đã khó nhưng việc học ngữ pháp cón khó hơn.

Tiếng Nhật được coi là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới nên nếu ai không kiên trì thì không thể học được. Do tiếng Nhật khó như vậy nên phải chăng ta vừa học tiếng vừa rèn luyện mình? Và do ảnh hưởng của ngôn ngữ mà người Nhật cũng đã tự luyện cho mình đức tính chăm chỉ, cần cù…




Chọn phương pháp học khi du học
Tại Việt Nam hiện nay các bạn sinh viên chủ yếu được học tập dưới hình thức các bài giảng, tuy nhiên tại những nước có nền giáo dục tiên tiến, sinh viên sẽ được học tập trong môi trường có tính thực tiễn cao hơn, ví dụ những bài tập thực hành thực tế, những bài tập nhóm mà chủ đề là những vẫn đề đang xảy ra trong thực tại. Vậy làm sao để có thể thích nghi với những phương pháp, môi trường hoàn toàn mới này? Hãy tham khảo một số chia sẻ  về các phương pháp giảng dạy và học tập cần biết để có thể học tập hiệu quả tại nước ngoài.

Các giờ học trên lớp

Rất nhiều sinh viên hiện đang học tập nước ngoài không thể làm quen với việc vừa lắng nghe, viết bài và tiếp thu bài giảng cùng một lúc.

Một lưu ý nhỏ cho các bạn sinh viên đó là, khi lắng nghe bài giảng bạn không thể viết tất cả những gì giảng viên nói. Điều này vừa làm bạn mất tập trung vào bài giảng vừa không cần thiết. Bạn nên lắng nghe và ghi lại những ý quan trọng, đây là một kỹ năng rất phổ biến mà các sinh viên quốc tế cần có, kỹ năng ghi những ý chính.

Có thể trong những ngày đầu học tập, bạn khó có thể nghe rõ tất cả những gì giảng viên nói (cũng có thể do cách phát âm tiếng địa phương của giáo viên), bạn nên chọn những chỗ ngồi gần phía giáo viên để bắt kịp với bài giảng của giáo viên một cách dễ dàng hơn và cũng khiến bạn tập trung hơn. Trong quá trình nghe giảng bạn cũng nên chú ý những điều mà giảng viên nhấn mạnh, hay lặp đi lặp lại. Đó chắc chắn là những điều quan trọng có thể có trong bài thi.

Kỹ năng viết luận

Kỹ năng viết luận là một khái niện còn khá mới mẻ đối với sinh viên nước ta. Khó khăn hơn là khi học tập tại nước ngoài bạn thường sẽ phải viết luận bằng tiếng Nhật (hoặc ngôn ngữ của nước mà bạn theo học). Khi viết luận bạn sẽ phải thu thập rất nhiều thông tin, tài liệu để hỗ trợ cho bài luận của mình. Kỹ năng viết luật rất quan trọng, vì những thông tin tài liệu mà bạn tìm được cần được diễn tả, sắp xếp một cách hiệu quả để thể hiện đúng chủ đề của bài luận. Hơn nữa những thông tin mà bạn tìm được cần được ghi rõ ràng nguồn gốc. Các trường đều có hệ thống kiểm tra và có thể cho kết quả bao nhiêu phần trăm bài viết của bạn là sao chép chỉ trong vài phút.
Thường tại các trường Đại học sẽ có một bộ phận chuyên hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn cho bạn về viết luận. Nhưng bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về những yêu cầu viết luật của ngành mà bạn theo học để tránh bỡ ngỡ khi học tập. Rất nhiều các bạn học sinh chọn học các khóa học dự bị Đại học/Cao học trước khi vào học vì các khóa học này ngoài việc cung cấp cho sinh viên kỹ năng  ngôn ngữ còn cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về học thuật như cách viết luận, cách trình bày, cách trích dẫn nguồn tham khảo... và đặc biệt là kiến thức cơ bản về chuyên ngành bạn sẽ học.

Kỹ năng đọc

Bên cạnh kỹ năng viết và lập luận, kỹ năng đọc là một trong số những hoạt động quan trọng nhất mà sinh viên cần làm quen. Đó là thực tế, và thực tế thật đáng tiếc là đa số sinh viên đều gặp vấn đề trong việc đọc. Có vẻ như sinh viên phải đọc quá nhiều và không bao giờ đủ thời gian để đọc. Danh sách những gì cần đọc thường rất dài, và giảng viên đưa ra nhiều hướng dẫn khác và ngay cả khi bạn chỉ đơn giản là tìm đọc những gì mình quan tâm thì sẽ sớm nhận thấy (nếu vẫn chưa làm như vậy) rằng có quá nhiều thông tin cần tiếp nhận và có quá ít thời gian để tiếp nhận chúng...

Nghiên cứu và tìm kiếm thông tin

Trong một số chương trình sau Đại học được cung cấp tại các trường Đại học quốc tế, nghiên cứu đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình học, tùy theo từng chuyên ngành bạn học nhưng thường trong quá trình học bạn sẽ phải hoàn thành một luận án nghiên cứu về chủ đề liên quan. Đây là cách để đánh giá năng lực của bạn trong quá trình học. Hơn nữa những kỹ năng trong quá trình bạn nghiên cứu và hoàn thành luận án cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc của bạn sau này.

Trong luận văn/ đề án cuối khóa, bạn sẽ được kỳ vọng nghiên cứu và tìm hiểu một cách sâu sắc về đề tài bạn lựa chọn. Bạn sẽ cần phải tìm kiếm những tài liệu thực tế qua sách, tạp chí trên thư viện trường hay Internet … Nên lưu ý là không phải nguồn tài liệu nào cũng được chấp nhận, ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin, tính tin cậy thấp. Hầu hết các trường Đại học đều có hướng dẫn sinh viên rất cụ thể về việc sử dụng thư viện và tìm tài liệu trên website, trong buổi giới thiệu nhập học hay ngay trong các quyển sách hướng dẫn tại thư viện.

Điểm khác biệt giữa học trong và ngoài nước

Sau đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa phương pháp học tại các trường Đại học Việt Nam và các trường Quốc tế, các bạn sinh viên cùng tìm hiểu:

Sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên tại các trường Đại học quốc tế thường rất lớn. Chính vì thế bạn có thể dễ dàng nhận được sự hướng dẫn từ các giảng viên. Hơn nữa trong các trường Đại học quốc tế, các chương trình gia sư nơi các sinh viên khóa trên giúp đỡ hỗ trợ sinh viên khóa dưới rất phổ biến, bạn có thể đăng ký những chương trình này để có được sự hỗ trợ trong học tập cũng như hòa nhập vào môi trường Đại học.

Để hoàn thành các bài luận văn tại môt trường Đại học quốc tế, bạn cần có kiến thức và sự hiểu biết rộng rãi. Tình sáng tạo được đánh giá rất cao trong các bài tập/bài luận cá nhân. Chính vì thế bạn cần liên tục tìm kiếm và cập nhật những thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đề của mình để có thể hoàn thành các bài luận một cách xuất sắc.

Học tập tại những trường Đại học quốc tế có sự năng động hơn, bạn không chỉ lắng nghe bài giảng mà còn được khuyến khích đặt những câu hỏi và đưa ra những bình luận như luận ý kiến của mình. Vì thế bạn nên tập cho mình tư duy một một cách độc lập cũng như đặt câu hỏi cho những chủ đề học.




 Top: Học tiếng Nhật để đi du học, Học tiếng Nhật để đi du học, Học tiếng Nhật để đi du học

Khách biệt giữa sinh viên trong nước với du học sinh

Khách biệt giữa sinh viên trong nước với du học sinh

Khi bước vào học Đại học, nhiều sinh viên Việt Nam nghĩ rằng cứ chịu khó học hành thì khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn, không hề biết được chất lượng đào tạo của trường mình đang học ra sao, có đáp ứng được những gì mình cần để sau khi ra trường là có thể bắt tay vào làm việc tại một công ty nào đó mà không cần ai phải chỉ dẫn nữa không?. Đó là nỗi băn khoăn lớn mà hầu hết sinh viên mới ra trường đều phải bận tâm. ...
Song các doanh nghiệp Việt Nam, khi họ tuyển dụng một nhân sự để vào vị trí tương xứng với một người chuyên ngành thật sự vào làm, để trả mức thu nhập xứng đáng, điều này không hề dễ dàng. Yếu tố chuyên ngành và trải nghiệm mà doanh nghiệp nào cũng cần đến để sử dụng lao động, bên cạnh những kỹ năng cần thiết, Lời khuyên từ các doanh nghiệp đó là các bạn hãy tâm huyết với nghề mình đang làm trước khi quyết định nộp hồ sơ xin việc.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản như sau:

Sinh viên Việt Nam mới ra trường                  Sinh viên Nhật Bản mới ra trường

22% Đáp ứng được yêu cầu công việc               65% Đáp ứng được yêu cầu công việc
           54% Yêu việc làm                                            96% Yêu việc làm
         71% Phải qua đào tạo                                     11% Phải qua đào tạo


Qua bản thống kê trên, cho thấy sinh viên Việt Nam mới ra trường còn hạn hẹp về kiến thức, không hiệu quả như mong muốn và lúng túng khi xử lý cũng như kỹ năng tiếp cận việc làm chính thức.

Điều này cũng hiển nhiên, vì hiện tại chúng ta nhìn nhận được rằng giáo dục Việt Nam chưa mang tính chất chiều sâu và rộng để người học nắm bắt một cách đúng đắng hơn.

Như vậy các bạn hãy có một cách nhìn đúng đắng, quyết định theo học những nơi đào tạo tốt hơn cho sự nghiệp và tương lai chính bản thân nhé.




Thi tuyển sinh vào Đại học ở Nhật
Thuận lợi đặc biệt dành cho sinh viên quốc tế
Trong hầu hết kỳ thi tuyển sinh đầu vào Đại học, trường sau Đại học hoặc các trường hướng nghiệp, kỳ thi đầu vào đặc biệt được tổ chức cho sinh viên quốc tế nhằm lựa chọn những sinh viên có khả năng theo đuổi việc học tại một môi trường học thuật khác biệt so với hệ thống giáo dục tại nước họ. So sánh với kỳ thi dành cho sinh viên người Nhật thì nội dung kỳ thi dành cho sinh viên ngoại quốc phần nào dễ hơn. Do đó sinh viên ngoại quốc có rất nhiều cơ hội vượt qua kỳ thi đầu vào đầy thử thách này.

Nội dung kỳ thi bao gồm:
1.    Kỳ thi chấp thuận vào Đại học Nhật dành cho sinh viên quốc tế (EJU)
2.    Kỳ thi năng lực Nhật Ngữ
3.    Tiếng Anh : TOEFL…
4.    Thi viết
5.    Viết luận ngắn bằng tiếng Nhật
6.    Phỏng vấn
Tùy thuộc vào trường mà bạn nộp đơn, nội dung của bài thi có thể thay đổi.

Kỳ thi chấp thuận vào Đại học Nhật dành cho sinh viên quốc tế (EJU)
95% các trường quốc gia yêu cầu ứng viên phải tham dự kỳ thi EJU trong khi đó 65% các trường Đại học công có yêu cầu này. Nếu không tham dự kỳ thi EJU thì cơ hội lựa chọn các trường Đại học của bạn sẽ bị thu hẹp. Vì thế bạn cần cố gắng để vượt qua kỳ thi đó.
Kỳ thi EJU được tổ thức 2 lần trong năm vào tháng 6 và tháng 12. Có thể được tổ chức tại Nhật hoặc một số quốc gia ở Châu Á.
Kỳ thi EJU được tổ chức tại Nhật Bản: Hokkaido, Miyagi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Ishikawa, Aichi, Kyoto, Osaka, Hyogo, Okayama, Fukuoka và Okinawa .
Tại các quốc gia khác: Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam (Hà Nội, Hồ Chí Minh), Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Philippin, Malaysia, Mianma, Mông Cổ, Nga.

Những môn thi và lệ phí:
Theo như những yêu cầu của trường Đại học mà thí sinh muốn học và nội dung chương trình học mà họ đã lựa chọn, thí sinh chọn những môn thi sau:
1.    Tiếng Nhật như là ngoại ngữ, thời gian 120 phút, điểm: 0-400
2.    Khoa học (Vật lý, Hóa học, Sinh học), thời gian 80 phút, điểm: 0-200
3.    Toán học:  Khóa 1 dành cho khoa Nghệ thuật hoặc Toán học; khóa 2 dành cho những khoa khác yêu cầu trình độ toán học cao hơn. Thời gian 80 phút, điểm số: 0-200
4.    Nhật Bản và thế giới, thời gian 80 phút,  điểm số : 0-200
Lệ phí của kỳ thi EJU là 5,460 yên /môn (đã bao gồm thuế) trong khi đó lệ phí thi cho 2 hoặc 3 môn là 10,920 yên ( đã gồm thuế),  nhưng lệ phí này có thể thay đổi.

Những môn thi được thiết kế của kỳ thi EJU
Thông thường, thí sinh nộp đơn vào những khoa Nghệ thuật tự do phải thi Tiếng Nhật như là ngoại ngữ, Nhật Bản và thế giới, và Toán học khóa 1. Tương tự, thí sinh nộp đơn cho những khoa Khoa học phải thi Tiếng Nhật như là ngoại ngữ, Toán học khóa 2 và chọn hai môn trong số các môn sau: Vật lý, Hóa học, Sinh học.

Kỳ thi Tiếng Anh:
Một số khoa không yêu cầu kỳ thi tiếng Anh.
Có hai loại kỳ thi Anh ngữ. Thứ nhất là kỳ thi Anh ngữ do trường tổ chức. Thứ hai là thay vì tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh, bạn chỉ cần nộp kết quả TOEFL, TOEIC… cho nhà trường. Rất nhiều trường quốc gia yêu cầu sinh viên nộp TOEFL.

Kỳ thi năng lực nhật ngữ JPLT
Đến năm 2000, hầu hết các trường Đại học hoặc trường đào tạo Nghề yêu cầu thí sinh phải nộp chứng chỉ kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 1 hoặc cấp 2. Số lượng các trường yêu cầu sinh viên phải nộp bảng điểm kỳ thi năng lực Nhật Ngữ JPLT gia tăng kể từ khi kỳ thi  EJU xuất hiện vào năm 2001.




 Top: Khách biệt giữa sinh viên trong nước với du học sinh, Khách biệt giữa sinh viên trong nước với du học sinhKhách biệt giữa sinh viên trong nước với du học sinh

Tư vấn định hướng du học Nhật Bản

Tư vấn định hướng du học Nhật Bản

Đa phần các bậc phụ huynh, vì lo bận bịu công việc kiếm tiền mà không có thời gian quan tâm đến gia đình và con cái, điều này tạo điều kiện cho các em sa ngã nhất là những em mới lớn thường có những biểu hiện không tốt do tác động từ xã hội, bạn bè, .v.v…

mà thu thập những kiến thức xấu và dần dần trở thành nạn nhân của gia đình và xã hội. Vì vậy để hướng đến một nền giáo dục tốt nhiều bậc phụ huynh và các em cũng không thể nhận biết sau này tương lai ra là sao và phải làm gì, điều này thật không dễ dàng.

Ở nước ta hằng năm, vào kỳ tuyển sinh thì vẫn có nhiều tổ chức tư vấn hỗ trợ, nhưng để tư vấn một chương trình học cho bạn theo đuổi thì rất hiến hôi. Ngoài ra nhìn chung giáo dục nước ta còn rất nhiều hạn chế so với những nước phát triển. Như vậy phong trào du học đang là biểu hiện nóng mà các bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm, mục đích của họ là tìm được một môi trường giáo dục tốt để gởi gấm tương tai cho sự bắc đầu.

Hiện nay nhiều công ty tư vấn du học mở ra rất nhiều, mục đích của họ để kinh doanh kiếm lời nên không ít học sinh đã lọt vào vòng “tiền mất tật man”, như vậy các bạn bâng khuâng không biết tìm nơi nào tốt để tư vấn và đăng ký học như thế nào cho hiệu quả. Qua đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn quốc gia có nền giáo dục tốt nhất hiện nay. Nhật Bản được xem là nước có nền giáo dục tự hào bậc nhất thế giới và có mức chi phí sinh hoạt, học phí chỉ bằng 1/3 các nước.

Nhật Bản trải qua nhiều khó khăn về chiến tranh và khủng hoảng trước đây, thay vào đó là sự phát triển vược bậc đáng kinh ngạc về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, .v.v… mà nền kinh tế Nhật Bản xếp vào vị trí thứ hai thế giới qua nhiều  năm sau Mỹ, điều này góp phần không nhỏ của giáo dục nước này. Hằng năm chính phủ Nhật bản chi hỗ trợ giáo dục rất nhiều để có một nền giáo dục hiện đại bậc nhất thế giới như ngày nay.

Là đại diện tuyển sinh du học Nhật Bản hàng đầu tại Việt Nam. Không như những đơn vị tư vấn du học khác vì mục đích lợi nhuận mà thu rất nhiều khoảng phí của các bạn, chúng tôi muốn góp sức mình giúp các bạn đạt được nguyện vọng ước mơ học tập tại nơi có nền giáo dục bậc nhất này.
Đến với chúng tôi các bạn an tâm được hoàn toàn miễn phí 100%




Tu nghiệp sinh có đi du học được không?
Trường hợp Tu Nghiệp Sinh mà muốn đăng ký đi du học tại Nhật Bản có 2 trường hợp được đăng ký đi du học và không được đăng ký đi du học chi tiết như sau:

1/ Được đi du học
+ Tu Nghiệp Sinh về nước trước hạn, vì lý do không có việc làm, việc gia đình đột xuất hay xin phép về. Được phép đăng ký đi du học ngay trở lại
+ Tu Nghiệp Sinh về nước đúng hạn sau một năm mới đăng ký đi du học trở lại
+ Có chứng chỉ tiếng Nhật do các tổ chức thi của Nhật cấp tại Nhật hay tại Việt Nam cấp tối thiểu N4

2/ Không được đi du học
Trong thời gian Tu Nghiệp Sinh tại Nhật Bản mà bị vi phạm pháp luật hay bị trục xuất về nước trước hạn thì không đăng ký đi du học trở lại


Có nên học CĐ, ĐH ở VN rồi mới đi du học tại Nhật Bản không?
Hiện nay với những ai đang học Đại Học là những người đang quyết tâm nuôi dưỡng tinh thần và ý chí vượt lên rất nhiều mới đạt được. Đây đang đề cập phần lớn cho tất cả các ngành. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ du học Nhật Bản và sẽ trở thành Nhà nghiên cứu, Kỹ sư giỏi, Chính trị gia hay một người đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh sau này. Nhưng không biết làm cách nào để rút ngắn thời gian học tập đỡ mất công sức bỏ ra mà nhiều người không nhìn ra để thức tỉnh và cho mình một phép tính toán nhanh nhất.

Theo câu hỏi như trên Có nên học Cao Đẳng hay Đại Học Khoa tiếng Nhật tại Việt Nam rồi sang du học tại Nhật Không? Chúng tôi trả lời như sau:

Nếu người muốn đi du học tại Nhật Bản thì hãy chuẩn bị cho mình ngay bây giờ.

Với trình độ học Cao Đẳng tiếng Nhật tại Việt Nam sang Nhật cũng học lại trường tiếng ít nhất khoảng 1 đến 1,5 năm sau đó mới được phép lên học chuyên ngành được.

Với trình độ học Đại Học tiếng Nhật tại Việt Nam có một số ít được đủ khả năng lên học chuyên ngành, phần lớn còn lại cũng phải học trường tiếng Nhật tại Nhật khoảng 6 tháng trở lên.

Như vậy bạn đừng để tốn nhiều thời gian công sức nhiều hãy chọn con đường du học càng sớm càng tốt, đây là lời khuyên từ nhiều bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ.





Du Học Nhật Bản - Học tập và việc làm



Du Học Nhật Bản - Học tập và việc làm
Thu nhập của du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam
Bạn muốn làm việc ở đâu, tại công ty nào trên toàn thế giới hay ở Việt Nam họ đều đánh giá năng lực làm việc thật sự của bạn mà họ trả mức thu nhập cho bạn theo năng lực ấy là điều hiển nhiên.

Ở Việt Nam cũng vậy người học hết chương trình Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao học thì chỉ tương đối thấp so với nhu cầu tuyển dụng của các công ty Việt Nam. Ngoài ra với chương trình giáo dục ở Việt Nam còn xa vời với các nước tiên tiến. Như vậy mà hằng năm Việt Nam không biết bao nhiêu chất xám phải chảy ra nước ngoài, phần còn lại về làm việc phục vụ quê hương, vì thế mà tay nghề lao động tại Việt Nam cho dù ở cấp độ nào vẫn không theo kịp với các nước.

Ngày nay, các công ty làm ăn ở Việt Nam ngày càng chọn đúng hướng đi cho sự phát triển của mình, họ biết chọn người làm vào vị trí công việc mà họ giao, cho dù họ trả lương rất cao cho người họ cần tuyển vào còn hơn họ trả mức lương thấp mất công sức, tiền của mà hiệu quả công việc người đó đem lại không như ý muốn.

Để đạt được mục tiêu của nhà tuyển dụng trả lương cao như mong muốn, nên nhiều phụ huynh và học sinh, sinh viên đang học tại các trường Nghề, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học tại Việt Nam đã nhìn nhận dần dần đúng hướng của nhà tuyển dụng yêu cầu.

Vì ngành giáo dục tại Việt Nam so với các nước thấp nên con đường tốt nhất là du học. Qua đây, chúng tôi giới thiệu đến các bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên chương trình Du Học Nhật Bản mà sau khi các bạn hoàn thành chương trình du học của mình rồi về làm việc với thu nhập bao nhiêu 1 tháng của mình nhé!

Sau khi bạn học hoàn thành chương trình Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học hay Cao Học tại Nhật, nếu về nước làm việc với mước thu nhập là từ 20 đến 40 triệu/ tháng

So với thu nhập ở Việt Nam nhiều người cũng từng mơ ước, như vậy bạn muốn đạt được hãy quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực cho mình.

Chúc các bạn đạt được và thành công trong sự nghiệp!


Thời gian du học Nhật Bản bao lâu?
Thời gian du học tại Nhật Bản được phân chia theo từng hệ học, các hệ học được phân chia như sau:

Hệ Cao Học: Áp dụng cho người có bằng Đại Học trở lên ở nước ngoài hay ở Nhật Bản thời gian học Cao Học tiếp theo là từ 1 đến 3 năm

Hệ Đại học:   
- Người có bằng Cao Đẳng trở lên cùng chuyên ngành và học từ 1,5 đến 3 năm
- Người chưa có bằng Cao Đẳng chỉ có bằng Học Nghề hay THPT thì học tư 4 đến 6 năm

Hệ Cao Đẳng:  
- Người có bằng Nghề trở lên cùng chuyên ngành và học từ 1 đến 2 năm
- Người chưa có bằng Học Nghề  chỉ có bằng học THPT thì học từ 2 đến 3,5 năm

Hệ Dạy Nghề: từ 1 đến 2,5 năm

Hệ Học Tiếng Nhật: từ 1 đến 2 năm

Các hệ học như trên có số năm chênh lệch nhau là tùy vào từng trường và từng ngành học qui định.